So Sánh Thịt Trâu Gác Bếp Và Thịt Lợn Gác Bếp

So sánh trâu gác bếp và lợn gác bếp




Nhờ hương vị hấp dẫn và cách chế biến độc đáo, thịt trâu gác bếp và thịt lợn gác bếp đã trở thành món ăn được nhiều người dân và du khách yêu thích. Tuy vậy, không ít người vẫn gặp khó khăn trong việc phân biệt hai món đặc sản Tây Bắc này. Hôm nay, Doha sẽ giúp bạn so sánh để bạn có sự lựa chọn đúng đắn và không bị lừa khi mua hai đặc sản này nhé!

Màu Sắc Của Trâu Gác Bếp Và Lợn Gác Bếp

Màu sắc cũng là một trong những yếu tố giúp bạn dễ dàng phân biệt trâu gác bếp và lợn gác bếp. Khi chưa chế biến, thịt trâu thường có màu đỏ tươi trong khi thịt lợn thường có màu hồng nhạt hoặc hồng tươi. Khi gác bếp xong, cả hai loại thịt gác bếp đều có màu nâu sẫm do khói bếp. Tuy nhiên nhìn kỹ, thịt trâu gác bếp có màu sẫm hơn, nhiều sắc đỏ. Trong khi đó, thịt lợn gác bếp lại có màu nâu nhạt hơn, hầu như không có sắc đỏ.

Mùi Vị

Hương vị cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nét đặc trưng của cả hai loại thịt. Thịt trâu gác bếp nổi tiếng với vị đậm đà, càng nhai càng ngọt cùng hương thơm nồng đặc trưng của các gia vị như mắc khén, ớt, gừng…và thịt trâu. Ngược lại, thịt lợn gác bếp có vị ngọt thanh, không đậm đà như thịt trâu, ít hăng hơn và mùi thơm dịu hơn.

Độ Dai

Khi xé hoặc khi ăn, độ dai giữa hai món ăn này cũng có sự khác biệt rõ ràng. Khi xé, thịt trâu có nhiều màng trắng, thớ thịt nhỏ và dài. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ dai vừa phải, không bị bở hay nát. Trong khi đó, thịt lợn lại mềm hơn, dễ nhai, thớ thịt lớn nhưng ngắn. Điều này khiến cho thịt lợn thích hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ em hay những người không thích ăn quá dai.

Trâu gác bếp có độ dai hơn
So sánh độ dai

Xem thêm

Top 4 Điểm Mua Thịt Trâu Gác Bếp Uy Tín Trên Thị Trường

Top 5 Địa Chỉ Mua Thịt Lợn Gác Bếp Ngon Nhất Cả Nước

Giá Trị Dinh Dưỡng

Giá trị dinh dưỡng là một trong những yếu tố chính mà người tiêu dùng cần cân nhắc khi lựa chọn giữa thịt trâu gác bếp và thịt lợn gác bếp.

Thịt trâu được biết đến là nguồn cung cấp protein dồi dào, chất sắt, vitamin B12… Đặc biệt, hàm lượng sắt trong thịt trâu cao hơn so với thịt lợn, rất tốt cho những người bị thiếu máu. Tuy nhiên, do thịt trâu có hàm lượng chất béo thấp, nên nó có thể không phù hợp với những người cần bổ sung thêm chất béo vào chế độ ăn.

Thịt lợn cũng chứa nhiều protein và vitamin nhóm B, nhưng hàm lượng chất béo cao hơn thịt trâu. Vì vậy, thịt lợn gác bếp cung cấp nhiều năng lượng hơn, phù hợp với những người lao động nặng nhọc hoặc những ai cần bổ sung năng lượng cho cơ thể. 

Calo

Hàm lượng calo cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét. Thịt trâu, nhờ vào hàm lượng chất béo thấp, thường có hàm lượng calo thấp hơn so với thịt lợn. 100g thịt trâu gác bếp chỉ chứa 240 calo. Điều này có thể hữu ích cho những ai đang muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Trong khi đó, thịt lợn lại có hàm lượng calo cao hơn do chứa nhiều chất béo. 100 gram thịt lợn gác bếp chứa 250-300 kcal. Điều này có thể là một lợi thế cho những người cần tăng cường năng lượng hoặc tăng cân. 

Giá cả

Cuối cùng, giá cả cũng là một yếu tố không thể bỏ qua khi nói về thịt trâu gác bếpthịt lợn gác bếpThịt trâu thường có giá thành cao hơn do giá nguyên liệu đầu vào cũng cao hơn. Hiện nay tại Doha Food, giá 1kg thịt trâu gác bếp đang là 750.000 đồng trong khi lợn gác bếp là 625.000 đồng. Tuy nhiên, điều này cũng phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao mà thịt trâu mang lại. 

Hai sản phẩm có sự khác biệt về giá
Hai sản phẩm có sự khác biệt về giá

Quy Trình Chế Biến

Quy trình chế biến làm ra thịt trâu gác bếp và thịt lợn gác bếp đều rất giống nhau, từ khâu chọn nguyên liệu cho đến bảo quản sau khi gác bếp. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác biệt nhỏ mà người tiêu dùng có thể nhận ra rễ ràng. Trước tiên, hãy cùng đi sâu tìm hiểu quy trình chế biến của hai món ăn này nhé!

Bước 1: Chọn Nguyên Liệu

  • Thịt trâu gác bếp: Thịt trâu thường được ưu tiên chọn từ các phần như thăn, bắp hoặc nạm, nơi có độ dai và chắc thịt. Thịt trâu đạt chuẩn sẽ có màu đỏ tươi, không có dấu hiệu thâm tím hay mùi lạ.
  • Thịt lợn gác bếp: Đa số sử dụng phần thịt nạc đã được lọc mỡ. Thịt lợn tươi sẽ có màu hồng nhạt hoặc hồng tươi, không có mùi hôi để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sự khác biệt trong khâu chọn nguyên liệu
Sự khác biệt trong khâu chọn nguyên liệu

Bước 2: Sơ chế và tẩm ướp

Đối với cả thịt trâu và thịt lợn, chúng sẽ được rửa sạch, thái thành từng miếng dày khoảng 2-3cm. Tiếp theo, thịt được ướp với các gia vị truyền thống như mắc khén, ớt, gừng, tỏi, sả, muối, đường, nước mắm… Thời gian ướp thường kéo dài từ 4-6 tiếng, tùy thuộc vào khẩu vị cá nhân và cách mà mỗi gia đình thực hiện. 

Bước 3: Gác bếp

Sau khi được tẩm ướp, cả thịt trâu và thịt lợn đều được xâu xiên vào các nan tre hoặc thanh gỗ và hong khô bằng cách sấy bằng than củi nhãn. Việc gác bếp này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn nước trong thịt, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và tạo ra hương vị đặc trưng của thịt gác bếp. Thời gian gác bếp thường kéo dài từ 15 – 24 giờ, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ dày của miếng thịt. 

Bước 4: Bảo Quản

Thịt trâu và thịt lợn gác bếp sau khi chế biến xong có thể được bảo quản trong túi nilon hoặc những vật liệu kín gió để tránh ẩm mốc, giúp giữ được lâu hơn. Thịt gác bếp có thể bảo quản từ 3-4 tháng, là nguồn thực phẩm lý tưởng cho những vùng núi xa xôi, nơi mà nhu cầu về thực phẩm tươi sống không dễ dàng đáp ứng.

Q&A

Thịt trâu gác bếp có vị đậm hơn thịt lợn gác bếp không?

Thịt trâu gác bếp có hương vị đậm đà và thơm nồng từ các gia vị như mắc khén, ớt, và gừng, càng nhai càng cảm nhận rõ vị ngọt từ thịt trâu. Trong khi đó, thịt lợn gác bếp có vị ngọt thanh, hương thơm dịu và ít đậm đà hơn. Thịt trâu có độ dai vừa phải, tạo cảm giác sần sật, còn thịt lợn mềm mại, dễ nhai hơn. Dù cả hai đều được tẩm ướp và hun khói, gia vị của thịt trâu thường phong phú hơn để làm tăng độ đậm đà. Nếu thích hương vị mạnh mẽ, thịt trâu là lựa chọn phù hợp hơn.

Bà bầu nên ăn trâu gác bếp hay lợn gác bếp?

Bà bầu có thể ăn cả thịt trâu gác bếp và thịt lợn gác bếp. Thịt trâu rất giàu protein và sắt, giúp bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé, còn thịt lợn có nhiều mỡ hơn, tránh ăn quá nhiều. Khi sử dụng cho bà bầu, cả hai loại thịt cần được chế biến kỹ để đảm bảo không có vi khuẩn hay ký sinh trùng. Ngoài ra, bà bầu cũng nên chọn loại ít gia vị mạnh để tránh ảnh hưởng đến dạ dày. Quan trọng là ăn với mức độ hợp lý và kết hợp thêm rau quả để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.

Thịt trâu gác bếp hay thịt lợn gác bếp có thời hạn sử dụng lâu hơn?

Thịt trâu gác bếp có thời gian bảo quản dài hơn. Thịt trâu gác bếp có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3-4 ngày, hoặc lâu hơn nếu hút chân không (2-3 tuần). Trong ngăn đá, nó có thể giữ được 3-6 tháng, hoặc lên đến 1 năm khi hút chân không. Thịt lợn gác bếp có thời gian bảo quản ngắn hơn, thường chỉ 3-5 ngày trong tủ lạnh và 1-3 tháng trong ngăn đá, do có nhiều chất béo và độ ẩm cao hơn.

Doha Food hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về hai món ăn đặc sản này và có sự lựa chọn phù hợp nhất cho bữa ăn hàng ngày hay cho hộp quà Tết đặc sản Tây Bắc năm nay. Hãy ghé thăm Fanpage Doha Food để nhận nhiều ưu đãi khi mua các đặc sản Tây Bắc độc đáo nhé!</span

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *